Hàng ngày, giữa lòng Hà Nội, nếu muốn, bạn vẫn có thể thưởng thức những món đồ biển đông lạnh và tươi sống. Không ít người sẽ thắc mắc đồ biển chuyển từ đâu về và sao nhiều vậy! Xin thưa, ngày nào cũng vậy, từ 3 giờ sáng, hàng từ Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng… được tập kết về 2 khu chợ đầu mối: bến xe Lương Yên và chợ Long Biên.
Dân buôn đồ biển từ khắp các chợ nội, ngoại thành Hà Nội đổ về đây lấy hàng. Bốn giờ sáng, tôi đã có mặt ở chợ bến xe Lương Yên, trời vẫn còn tối, chẳng nhìn rõ mặt nhau, nhưng mùi cá biển đã sực nức, ngai ngái, tanh nồng…Người bán ra giá, người mua mặc cả… tạo nên một khung cảnh bán buôn náo nức thực sự. Đến đây, bạn có thể “mục sở thị” gần như tất cả những sản phẩm của biển cả. Từ cá thu, cá hồng đến ghẹ, tôm, cua, ốc hương, sam biển, hào… được bày la liệt như một chợ hải sản thực thụ vùng biển. Để ý quan sát, tôi thấy hai chiếc xe khách đầy ụ hàng từ từ tiến vào chợ, đội “cửu vạn” bắt đầu nhốn nháo, hò nhau đưa những thùng chứa hải sản đóng gói cẩn thận xuống xe. Những chủ buôn lớn người Vinh, Thanh Hóa và cả ở Hà Nội nhận những thùng hàng của mình. Ngay lập tức, dân buôn các chợ nhảy vào tranh giật hàng tốt (tươi, to và ngon). Tiếng cãi vã, quát tháo, tiếng chửi nhau, tiếng va đập chan chát vào các thùng phi chứa cá, tôm, cua, ghẹ… Tôi có cảm giác đây mới thực sự là cảnh chợ sôi động và có cái nét hơi hoang dã: giành giật và cạnh tranh khốc liệt.
Chợ hải sản luôn chứa những nguy cơ mất an toàn thực phẩm
Dạo một vòng các chợ trong thành phố: chợ Hôm, Hàng Bè, Hàng Da, Lê Quý Đôn, chợ Âm Phủ, Mơ, Ngã Tư Sở… bày bán rất nhiếu đồ hải sản đông lạnh. Giá cả thật vô cùng: hôm nào hàng hiếm thì giá cắt cổ, hàng về nhiều giá lại “mềm” bất ngờ. Tuy nhiên, theo các chủ buôn thì mùa đông mặt hàng này tiêu thụ với số lượng lớn hơn mùa hè khá nhiều và giá luôn đắt hơn mua buôn chợ Long Biên, Lương Yên. Nếu như cá thu mua trong chợ Hàng Bè giá 35.000 đ/kg thì mua buôn ở 2 chợ trên chỉ 20.000 đ/kg, các loại hải sản khác như hào chỉ 7.000 đ/kg, ghẹ: 15.000đ/kg, sam: 16.000đ/kg. Riêng tôm mú giá dao động từ: 45.000 đ- 75.000 đ- 125.000 đ/kg tương ứng với từng loại từ nhỏ đến to, trong khi mua ở chợ bán lẻ giá đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba. Còn nếu như vào nhà hàng giá cả thật vô cùng: một con tôm nướng to bằng ngón chân cái giá tới 60.000 đ!
các chợ bán buôn hải sản là có một đội quân không mua không bán nhưng tất cả dân buôn trong chợ đều biết đến và sợ… đó là những nhân vật “đứng trong bóng tối”: bảo kê. Họ tự động thu phí của những người đến mua hàng: 2.000đ/người. Các chủ hàng lại càng kiềng, sợ và nể nữa. Hầu như tất cả các vụ mất cắp hàng trong chợ đều do chính dân bảo kê tìm ra, nhưng đôi khi dân bảo kê lại chính là thủ phạm lấy cắp hàng và bắt chủ hàng phải chuộc lại. T- một trong những dân “anh chị” nổi tiếng của chợ cho biết: mỗi lần bị mất hàng, chủ hàng phải chuộc từ 200- 300 nghìn đồng…
Chúng tôi rời khỏi chợ buôn hải sản vào khoảng 7 giờ sáng. Lúc này chợ đã vãn người, các chủ hàng đang thu dọn thùng to, thùng nhỏ… cả một khu chợ nồng mùi tanh của đồ biển và ruồi nhặng. Đó là chưa kể một đặc sản mới: mắm tôm. Hàng trăm can mắm tôm tiêu thu ở khắp khu vực Hà Nội bây giờ mới đ-ợc đưa vào… chợ Long Biên, nơi tập trung chủ yếu hàng từ Hải Phòng chuyển về nhưng không lớn bằng chợ Lương Yên. Khung cảnh mua bán cũng gần giống nhưchợ Lương Yên, chỉ có điều ở đây phân khu rõ ràng hơn. Thế nh-ng, có thể nói đây là khu vực mất vệ sinh và ô nhiễm nhất chợ, thậm chí còn ô nhiễm hơn cả chợ hải sản bến xe Lương Yên, giá cả cũng có vẻ cao hơn.
Giữa lòng Hà Nội có hai chợ bán buôn hải sản lớn và sôi động quả là những trung tâm cung cấp món ăn “đặc sản” cho người Thủ đô. Bên cạnh những yếu tố tích cực, còn nhiều vấn đề phải đặt ra cho các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền về công tác quản lý, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm…
Yên Thủy. (Sưu tầm)