Cá chạch loài thủy đặc sản có thịt thơm ngon, hàm lượng đạm cao. Đối với người Nhật, cá chạch là thực phẩm dinh dưỡng cao cấp. Người Trung Quốc thì gọi loài cá này là “nhân sâm dưới nước”. Còn trong quan niệm của người Việt, cá chạch được rất nhiều nam giới săn lùng và coi là “thần dược” chốn phòng the.
Nguồn gốc xuất xứ cá chạch
- Cá chạch sông (danh pháp khoa học: Mastacembelidae) là một họ cá chạchthuộc bộ Lươn, trong tiếng Việt có tên gọi chung là cá chạch hay chạch hay cá nhét. Chúng phân bố ở châu Á, châu Âu và tây bắc châu Phi.
- Ở Việt Nam có 3 loại cá chính: cá chạch cơm, cá chạch đuôi chình và cá chạch lấu. Cá chạch thường gặp ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Miền Trung. Chạch bùn cũng phân bố rộng rãi ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc.
Môi trường sống cá chạch
- Cá chạch sinh sống ở cả hai môi trường nước ngọt và nước lợ. Vào mùa nước nổi, cá chạch sống trên đồng ruộng, khi nước cạn thì rút xuống các bàu, ao, vũng hoặc theo kinh rạch ra sông.
- Chạch ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính, về sau chuyển dần sang ăn tạp. Giai đoạn trưởng thành ăn thực vật là chủ yếu. Cỡ dưới 5cm chủ yếu ăn luân trùng, râu ngành, chân chèo và các động vật phù du khác. Cỡ 5-8cm ngoài thức ăn ĐVPD, chạch còn ăn giun nhỏ và ấu trùng muỗi lắc. Cỡ 8-9 cm chạch còn ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non và hạt ngũ cốc, cỡ trên 9 cm chạch chuyển sang ăn thức ăn là thực vật là chính. Nuôi trong ao chạch còn ăn các thức ăn tinh.
Đặc điểm của cá chạch
- Cá mình dài, đọan trước vây bụng hình ống tròn, đoạn sau dẹt dần, cuống đuôi dẹt mỏng. Đầu tương đối nhọn, mắt nhỏ có da che phủ. Độ xiên của móm lớn. Miệng ở phía dưới hinh fmóng ngựa. Có 5 đôi râu, khe mang nằm ở chân vây ngực. Hậu môn ở gần vây hậu môn. Vây đuôi hình tròn, tuyến bên hoàn chỉnh. Hai bên lưng màu tro đậm, có con có đốm đen xen kẽ. Toàn thân chúng có nhiều tuyến nhờn nên da rất trơn, nhớt.
Giá trị dinh dưỡng của cá chạch
- Cá chạch được mệnh danh là “ nhân sâm nước”. Theo y học cổ truyền, cá chạch vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, trừ thấp. Nó thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm tình dục, viêm gan vàng da, mụn nhọt, lở loét, cơ thể suy nhược, mắc bệnh gan, thận mạn tính. Cách dùng chủ yếu để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể là dưới dạng món ăn – bài thuốc.Axit amin trong cá chép giòn rất phong phú.Hàm lượng các Axit amin thiết yếu và các axit amin thơm (phenylalanine tyrosine) trong 100g thịt cá chép giòn lần lượt là 6,70g và 6,61g chiếm tỷ lệ lần lượt là 39,88% và 39,70% trong tổng hàm lượng axit amin
- Đối với trẻ em: chạch có nhiều chất đạm, đặc biệt có axit amin histidine – là một axit amin “tối cần thiết” cho trẻ em.
- Đối với phái mạnh: Cá chạch được dùng chữa bất lực sinh lý và liệt dương của nam giới khá công hiệu. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.
- Ngoài ra cá chạch còn có tác dụng: Chữa bệnh tiêu chảy, Chữa bệnh trĩ, Chữa bệnh phong thấp, Chữa chứng suy nhược
Món ngon từ cá chạc
- Giới sành ăn cho rằng, nếu được thưởng thức con cá chạch chứa đầy trứng mới thực sự là thỏa mãn. Khi ấy, vị trứng hòa vào thịt cá sẽ tăng vị bùi, béo ngậy và dậy hương thơm rất ấn tượng.
- Bạn có thể chế biến cá chạch thành các món ngon thay đổi khẩu vị cho gia đình như:
- Cá chạch chiên giòn.
- Cá chạch chiên lá lốt.
- Cá chạch kho hạt hẹ.
- Lẩu cá chạch.
- Cá chạch kho nước dừa.
- Cá chạch kho tương.
- Cá chạch om chuối.
- …
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cá Chạch”