Cá chép là một thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Cá chép là món ăn dễ tiêu hoá hấp thụ hơn nhiều so với thịt từ gia súc, gia cầm…
Hình ảnh Cá chép có ý nghĩa trong văn hoá Việt Nam
- Việt Nam là quốc gia có đường biển dài nối liền một dải đất nước, nơi có nhiều sông ngòi, hồ nên hình ảnh sông nước con cá rất gần gũi và gắn liền với văn hoá Việt Nam.
- Hình ảnh cá chép với tích vượt Vũ Môn biến thành rồng là cả một chặng đường vô cùng gian nan, thử tách chỉ có những con cá có phẩm chất kiên định, lỗ lực vươn lên không ngừng không từ bỏ mục đích bởi những khó khăn gặp phải để rồi thành công. Qua sự tích này cá chép trở thành biểu tượng cho sự cố gắng không ngừng, may mắn, niềm hi vọng và sự thành đạt.
- Trong văn hoá Việt Nam hình ảnh cá chép xuất hiện rất nhiều trong những dịp lễ tết như cá chép chơi trăng, trong những chiếc bánh trung thu, trong lễ phóng sinh trong ngày rằm tháng 7 trong Phật giáo. Thậm chí, cá chép còn là phương tiện đi lại của Ông Công Ông Táo…
– Giá bán buôn cá chép: từ 10kg trở lên giá 60.000/kg (mọi size, mọi kích thước).
– Chuyên đóng cá chép số lượng lớn đi các tỉnh, cá sống 100% đảm bảo chất lượng tuyệt đối.
- Cá chép là một trong những loại cá phổ biến sống ở môi trường nước ngọt và có mặt trên toàn thế giới. Đầu tiên chúng xuất hiện có nguồn gốc ở Châu Âu và Châu Á, ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…
- Cá chép rất được ưa chuộng trên thế giới bởi chất lượng thịt của nó: thơm, ngon, ngọt… vì vậy loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm.
Môi trường sống cá chép
- Cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau. Nguyên thuỷ, môi trường sống và sinh trưởng của cá chép là vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ. Nhưng nói chung, môi trường ưa thích nhất đối với cá chép là nước ngọt, môi trường nước rộng và là nơi có dòng nước chảy chậm có nhiều thực vật mềm như rong, rêu…
(Video đóng cá tươi sống đi tỉnh)
Đặc điểm của cá chép sông
- Thân cá chép hình thoi, mình cá chép dầy, dẹp bên. Viền lưng cá chép cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn, cân đối. Mõm cá chép tù. Cá chép có hai đôi râu: Râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt cá chép rộng và lồi. Miệng cá chép ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng; rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới cá chép hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ.
- Khởi điểm của vây lưng cá chép sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc vây đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc và phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn cá chép ngắn chưa tới các gốc vây sau nó. Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối hoá xương rắn chắc và phía sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ hơi tầy và tương đối bằng nhau.
- Vẩy cá chép tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam.
(Chú cá chép sông hơn 10kg)
Giá trị dinh dưỡng của cá chép.
- Cá chép là một thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Vào những thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 8 đến tháng 12 thì cá chép rất béo và thơm ngon. Đây là 2 thời điểm ăn cá chép ngon nhất trong năm, mỗi nhà đều tận dụng khoảng thời gian này để ăn chúng một cách thường xuyên.
- Thành phần protein amino acid trong cá chép tương đương với thành phần mà cơ thể cần, rất dễ hấp thụ. Nó là dạng chất đạm chất lượng cao, chất xơ tốt, hàm lượng nước nhiều hơn, do đó thịt rất mềm và tinh mịn.
- Cá chép là món ăn dễ tiêu hoá hấp thụ hơn nhiều so với thịt từ gia súc, gia cầm. Cá chép chứa một lượng khá nhiều các axit béo không bão hoà, chủ yếu là các axit béo không bão hoà đa omega 3.
- Cá chép còn chứa một nguồn dinh dưỡng quan trọng gồm vitamin A, vitamin D và vitamin B2… cùng với lượng vitamin E, vitamin B1, hàm lượng niacin rất cao.
- Cá chép còn được sử dụng làm thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai…
(hình ảnh cá chép tại cá hoàng đế)
Nhưng người nên hạn chế ăn cá chép, kiêng ăn cá chép.
- Bệnh nhân Gout (Gút) hạn chế ăn món cá chép.
- Những người bị dị ứng với cá.
- Một số bệnh nhân mắc bệnh về gan và thận.
- Bệnh nhân có bệnh xuất huyết, cháy máu.
Những món ngon từ cá chép.
Các món ăn được chế biến từ cá chép rất giàu dinh dưỡng và mang hương vị đậm đà, thơm ngon… Cùng khám phá cách chế biến các món ngon từ cá chép.
- Cá chép nấu dưa chua
- Cá chép sông om mẻ
- Cá chép om dưa
- Cá chép sốt cà chua
- Cá chép sốt tương cà chua
- Cá chép sốt xì dầu
- Cá chép chiên nước mắm
- Cá chép kho riềng hương Bắc
- Cháo cá chép
- Bún cá chép
- Canh cá chép nấu mẻ
- Cá chép nướng tưới mật mía
- Cá chép om măng chua
- Cá chép hấp gừng xả
- Cá chép hấp bia
- Lẩu cá chép
- Cá chép nướng
- Cá chép chiên
……………
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCjlMpkpNi-JO0wtpyDtVqkQ
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cá Chép”